CHUYÊN MỤC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Căn cứ:
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP
- Thông tư số 04/2018/ TT-BVHTTDL
- Nghị định 122/2021/NĐ-CP
- Nghị định 124/2015/NĐ-CP
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP
I. Xin giấy phép kinh doanh Bida cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BVHTTDL ngày 22/01/2018 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ban hành về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nhân viên nghiệp vụ đối với môn Billiards và Snooker, người kinh doanh Bida phải lưu ý, tuân thủ các quy định có liên quan, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh, cụ thể:
1. Quy định về mặt bằng kinh doanh
Quy định về kinh doanh Bida yêu cầu mặt bằng kinh doanh của quán như sau:
- Tại Khoản 1, Điều 3 quy định: Khu vực đặt bàn phải có mái che, khoảng cách tính từ mép ngoài bàn tới tường ít nhất là 1,5m, khoảng cách giữa các bàn với nhau ít nhất là 1,2m.
- Tại Khoản 6, Điều 3 quy định: Ánh sáng tại các điểm trên mặt bàn và thành băng ít nhất là 300 lux.
- Tại Khoản 7, Điều 3 quy định: Trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì khoảng cách từ điểm thấp nhất của đèn đến mặt bàn ít nhất là 1m.
- Tại Khoản 8, Điều 3 quy định: Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế, có khu vực thay đồ, nơi cất giữ đồ, nhà vệ sinh.
- Tại Khoản 9, Điều 3 quy định: Có bảng nội quy quy định những nội dung cơ bản, bao gồm: giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện.
2. Quy định về cơ sở vật chất, dụng cụ
Quy định về kinh doanh Bida yêu cầu cơ sở vật chất, dụng cụ của quán như sau:
- Tại Khoản 2 Điều 3 quy định:
Cơ sở tổ chức tập luyện và thi đấu môn Billiards & Snooker phải có ít nhất một trong những loại bàn sau đây:
Tiêu chí |
Bàn snooker |
Bàn pool |
Bàn carom |
Chiều dài lòng bàn |
3,569m (độ dao động từ 3,556m đến 3,582m) |
2,54m (độ dao động từ 2,537m đến 2,543m) |
Bàn lớn: 2,84m (độ dao động từ 2,835m đến 2,845m)Bàn nhỏ: 2,54m (độ dao động từ 2,535m đến 2,545m) |
Chiều rộng lòng bàn |
1,778m (độ dao động từ 1,765m đến 1,791m) |
1,27m (độ dao động từ 1,267m đến 1,273m) |
Bàn lớn: 1,42m (độ dao động từ 1,415m đến 1,425m)Bàn nhỏ: 1,27m (độ dao động từ 1,265m đến 1,275m) |
Chiều cao tính từ mặt sàn tới mặt thành băng của bàn |
85mm đến 88 mm |
74mm đến 79mm |
75mm đến 80mm |
- Tại Khoản 3 Điều 3 quy định: Mặt bàn phải bảo đảm độ phẳng và được trải bằng vải hoặc nỉ phù hợp với từng loại bàn.
- Tại Khoản 4 Điều 3 quy định: Có bi sử dụng phù hợp với từng loại bàn.
- Tại Khoản 5 Điều 3 quy định: Có cơ, cầu nối, lơ, giá để cơ, bảng ghi điểm.
3. Quy trình thủ tục xin giấy phép kinh doanh
a. Đối với doanh nghiệp kinh doanh Bida với quy mô lớn nhiều quán Bida
Điều 26 Luật doanh nghiệp quy định chi tiết các bước để thực hiện đăng ký kinh doanh
Điều 26. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
2. Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
4. Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
b. Đối với hộ kinh doanh quán Bida
Điều 87 quy định chi tiết các bước để tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ bida như sau
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
5. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cung cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
c. Hồ sơ chuẩn bị khi xin giấy phép kinh doanh bida
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh bida cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động bida
2. Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:
3. Số lượng nhân viên, huấn luyện viên
4. Cơ sở vật chất
5. Nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh
6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh nơi thực hiện kinh doanh.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận, trường hợp không cấp phải có văn bản nêu rõ lý do.
II. Kinh doanh bida không có giấy phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Căn cứ Điều Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt đối với trường hợp hoạt động kinh doanh không đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh là 50 triệu – 100 triệu đối với doanh nghiệp, 5 triệu – 10triệu đối với hộ kinh doanh
Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Và theo quy định của Nhà nước, nếu phát sinh hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt căn cứ vào Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”
Bởi kinh doanh Bida không thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Xử phạt VPHC khi Kinh doanh bi-a quá 12 giờ đêm
Điều 36 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 quy định về các hoạt động vui chơi, dịch vụ giải trí khác. Theo đó, đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động văn hóa, các hình thức vui chơi giải trí khác không thuộc quy định tại Chương 7 về hoạt động vũ trường và Chương 8 về hoạt động Karaoke và Điều 35 (về kinh doanh trò chơi điện tử) của Nghị định số 103/2009/NĐ-CP tại nơi công cộng nhằm mục đích kinh doanh hoặc không nhằm mục đích kinh doanh phải tuân theo các quy định sau:
– Một, mục đích hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với hoạt động văn hóa của cơ quan, tổ chức mình.
– Hai, quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
– Ba, không được hoạt động quá 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.
Như vậy, nếu kinh doanh quán bi-a thì theo quy định của pháp luật đây được coi là hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí. Do đó, đối với quy định trên thì quán bi-a không được phép hoạt động trong khoảng thời gian từ sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng hàng ngày. Việc kinh doanh quá 12 giờ đêm là đã vi phạm quy định của pháp luật.
Về việc xử lý đối với quán bi-a hoạt động ngoài thời gian cho phép: được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày, điểm đ và phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định; phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời RUNG HẢIgian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày; Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày và Kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày; hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Do đó, đối với trường hợp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí ngoài thời gian cho phép (quá 12 giờ đêm), thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định của Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.